TÀI LIỆU ĐÀO TẠO HỆ THỐNG BÁO ĐỘNG
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO HỆ THỐNG BÁO ĐỘNG
NỘI DUNG CHÍNH CỦA TÀI LIỆU HỆ THỐNG BÁO ĐỘNG
I. Tổng quan hệ thống báo động
II. Các lưu ý khi đấu nối hệ thống
III. Các loại đầu báo
IV. Các loại trung tâm báo động
V. Đường truyền và đầu ra cảnh báo
VI. Các nội dung cơ bản khi cài đặt trung tâm báo động
I. TỔNG QUAN HỆ THỐNG BÁO ĐỘNG:
Cấu hình hệ thống:
II. Các lưu ý khi đấu nối hệ thống:
Đấu nối các thiết bị vào trung tâm:
– ZONE, COM: Đấu nối ra các sensor, Có các kiểu đấu NO (báo cháy), NC (báo trộm) và tính năng của điện trở cuối đường dây. Tính năng điều khiển từ xa (keyfob). Đấu hỗn hợp NO, NC
– BELL: Kích hoạt Loa, Còi, Đèn cảnh báo Lưu ý công suất của chân Bell thường <2A (còi 719 honeywell 1.2A)
– AUX: Cấp nguồn cho các đầu báo 12VDC, Lưu ý thường <600mA (Mỗi đầu báo trung bình 50mA)
– AC IN: Thường 16,5 VAC. (Lưu ý cách Đo xác định 2 đầu biến thế : đầu vào ~ 80 ôm, đầu ra 12V nhỏ hơn cỡ 1vài ôm)
– Keypad: Kết nối với bàn phím điều khiển (chỉ cần đấu theo đúng màu)
– PGM: (Lối ra có thể lập trình được), thường dùng để reset đầu báo khói, kích hoạt bộ quay số, kết nối đèn LED hiển thị trạng thái,…
– Line, Tip: Kết nối với trung tâm cảnh báo qua line điện thoại, (hiếm dùng)
III. Các loại đầu báo
– Đầu báo hồng ngoại thụ động: Phát hiện nguồn phát hồng ngoại di chuyển, Mắt HN
– Đầu báo hồng ngoại chủ động: Hàng rào HN
– Tiếp xúc từ (Hoạt động tiếp điểm theo nguyên lý của nam châm)
– Nút ấn (thường dùng báo động khẩn cấp cho ngân hàng)
– Đầu báo khói, cháy: Thường có 3 loại : Tiếp điểm khô, loại hỗn hợp nguồn + tín hiệu 2 dây , địa chỉ
– Gas : Nhiều loại hoạt động độc lập,
– Đầu báo vỡ kính, đầu báo rung (chấn động)
MẮT HỒNG NGOẠI:
Tên gọi: Motion Sensor, (Công nghệ Passive Infrared, thường viết tắt là PIR “hồng ngoại thụ động”) tên gọi đúng: Bộ phát hiện nguồn phát hồng ngoại chuyển động
Kỹ thuật của mắt hồng ngoại:
– Tia hồng ngoại: Mọi vật thể đều được cấu tạo từ các phân tử nhỏ li ti, nhiệt là một dạng năng lượng tạo ra từ các xao động của các phân tử, đó là các chuyển động hỗn loạn, không trật tự. Từ các xao động này, nó phát ra các tia nhiệt (trong đó có tia hồng ngoại, Infrared). Động vật nói chung đều có thân nhiệt (người 37 độ) như vậy sẽ thường xuyên phát ra tia hồng ngoại. (ngoài ra các vật nóng như động cơ, nguồn sáng, thiết bị điện)
– Vùng nhận: Các hồng ngoại thường có sensor (mắt cảm biến) với 2 đơn vị cảm nhận (element). Chắn trước mắt sensor là một lăng kính (thường làm bằng plastic), có tác dụng phân thành nhiều vùng (thường hay nhầm gọi là tia hồng ngoại) phía trước vùng nhận (vùng phát hiện) của mắt hồng ngoại.
Các lăng kính này còn có tác dụng: Định dạng vùng nhận, dạng màn, 360độ, dạng chùm, tầm xa, độ rộng của vùng nhận.
– Chuyển động (motion): 2 đơn vị của mắt sensor có tác dụng phân thành 2 điện cực. Một cái là điện cực dương (+) và cái kia là âm (-). Khi 2 đơn vị này được tuần tự kích hoạt (cái này xong rồi mới đến cái kia) thì sẽ sinh ra một xung điện, xung điện này kích hoạt sensor (alarm-báo động). Chính vì nguyên lý này, khi có người đi theo hướng vuông góc với khu vực kiểm soát của sensor (hướng mũi tên), thân nhiệt từ người này (bức xạ hồng ngoại) sẽ lần lượt kích hoạt từng đơn vị cảm biến và làm sensor báo động
Do vậy nếu người chuyển động theo hướng song song, phát ra cùng lúc 2 luồng bức xạ qua lăng kính đập vào đồng thời 2 đơn vị cảm biến, xung điện không tạo ra ,và lúc này sensor không kích hoạt báo động
– Báo động:
Như vậy để mắt hồng ngoại bị kích hoạt phải có đồng thời 2 yếu tố:
– Nguồn phát hồng ngoại: Người, động vật, nguồn sáng mạnh (mặt trời, đèn pha …), thiết bị điện, động cơ…..
– Chuyển động: Người, động vật di chuyển, các chuyển động của rèm cửa, cây cối
Ngoài ra có thể bị kích hoạt do nhiễu:
– Mắt hồng ngoại bị nhiễu điện: Do từ trường mạnh khi gần cáp điện, xung mạnh từ nguồn điện do bật tắt các thiết bị trong mạng điện (liên quan đến chất lượng đầu báo).
– Kỹ thuật chống báo động giả:
- Công nghệ DUAL TECH:(kết hợp mắt sensor PIR với một cảm biến khác – thường là cảm biến vi sóng microwave).
Khi khi phát hiện ra bức xạ hồng ngoại và có chuyển động nhưng chưa chắc đã phải là người (có thể là cây cối, vật nuôi …), Đầu báo sẽ kích hoạt cảm biến microwave, nó sẽ phát ra một luồng xung microwave vào môi trường và đo sự phản hồi của sóng này. Dựa trên đặc trưng của sóng phản xạ khi gặp con người, Bộ xử lý sẽ phân tích sóng phản hồi để xác định là có đối tượng người trong vùng kiểm soát hay không. Điều này làm tăng thêm tính chính xác của hệ thống, giảm thiểu đáng kể nguy cơ báo động giả.
- Công nghệ phân nhiều vùng nhận hồng ngoại:
Công nghệ tăng thêm các phân vùng (zone) của lăng kính fresnel cũng có thể được kết hợp để tăng độ chính xác. Các cảm biến PIR thông thường chỉ phân tích dựa vào 2 đơn vị cảm biến, tương ứng với 2 zone khi qua lăng kính fresnel. Để an toàn cao hơn có công nghệ gọi là Quad-zone. Hiểu đơn giản là phân tích dựa trên 4 vùng cảm ứng. Qua đó chỉ khi kích thước vật đủ lớn, hoặc đủ gần để kích hoạt hoạt đồng thời 2 cặp vùng nhận mới báo động (Sẽ giảm thiểu báo động giả động vật nuôi nhỏ).
HÀNG RÀO HỒNG NGOẠI
Hoạt động công nghệ chống báo động giả phân nhiều zone:
Hoạt động: Gồm 1 cặp phát – thu; Bộ phát sẽ phát tia HN tới bộ thu, nếu vật thể cắt tia này sẽ phát tín hiệu cảnh báo
Các chú ý: Thường lắp trên tường để tránh vật nuôi, khi lắp nhiều bộ cần chú ý đến chọn kênh khác nhau tránh bị nhiễu tia HN sang nhau.
IV. Trung tâm báo động
Các chức năng chính của trung tâm báo động:
– Bật tắt báo động
– Đặt thời gian trễ vào, ra , còi, định nghĩa zone.
– Kết nối phần mềm (hệ thống lớn)
Các công nghệ:
– Bus: Hệ thống địa chỉ (kỹ thuật số) chỉ tiếp nhận các đầu báo địa chỉ cùng hãng, hoặc sử dụng các module địa chỉ hóa để kết nối với các đầu báo thường của hãng khác.
– 4 Dây (thông dụng của Honeywell): 2 dây cấp nguồn, 2 dây cho tiếp điểm cảnh báo thường là tiếp điểm khô, vậy có thể kết nối với bất kỳ đầu báo loại tiếp điểm khô nào khác (NO, NC)
– 2 Dây hỗn hợp: Chỉ 2 dây nhưng bao gồm cấp nguồn và tín hiệu cảnh báo, thường NOHMI, NITTAN, HOCHIKI. Với loại này chỉ dùng được với đầu báo của chính hãng. (Đầu báo thường phải qua bộ chuyển đổi tự chế)
– Không dây: Chỉ kết nối được với các đầu báo đi kèm
Điện trở cuối đường dây
Hệ thống báo động chuyên nghiệp bao giờ cũng có điện trở cuối đường dây
Mục đích:
– Chống vô hiệu hóa các sensor bằng các biện pháp kỹ thuật như: chập dây, cắt dây.
– Tăng khả năng báo lỗi của trung tâm: báo lỗi chập dây đối với báo trộm NC, đứt dây đối với báo cháy.
– Tăng khả năng chống nhiễu và khoảng cách từ sensor về trung tâm,
V. Các loại cảnh báo:
– Còi, đèn
– Bàn phím, bảng hiển thị
– Quay số kèm giong nói qua line điện thoại, tin nhắn di động, quay số kèm giọng nói qua sim di động.
– Phần mềm monitoring cho hệ thống lớn.
ĐƯỜNG TRUYỀN
– Loại thông thường: 4 dây, đơn giản nhưng không khả thi với cấu hình lớn
– Loại 2 dây hỗn hợp: Chuyên dụng cho báo cháy
– Loại bus địa chỉ: Thường dùng cho hệ thống lớn
– Loại không dây: Dùng cho không gian nhỏ và cấu hình đơn giản,
CÁC CÀI ĐẶT CƠ BẢN KHI LẮP ĐẶT:
– Định nghĩa zone (thường chỉ quan tâm 2 loại: có trễ và 24/24)
– Đặt thời gian trễ: trễ vào, trễ ra, trễ còi kêu
– Cài đặt các thiết bị phụ trợ khác (nếu có): bộ quay số, điều khiển từ xa, bàn phím mở rộng,
Hướng dẫn sử dụng mấy mục chính sau cho khách hàng:
– Bật tắt báo động
– Bypass zone
– Thay đổi mã bật tắt báo động.