Hướng dẫn bấm dây mạng theo chuẩn A,B
Nắm được kỹ thuật bấm dây mạng sẽ giúp bạn có thể xử lý nhanh trong những trường hợp khác nhau như dây mạng bị đứt, mới mua nhưng chưa bấm… Nhưng cách bấm dây mạng như thế nào để đảm bảo chuẩn xác và nhanh chóng thì hãy cùng tham khảo dưới đây nhé!
Trong thời đại công nghệ số, mạng internet phát triển với tốc độ chóng mặt hiện nay, dây cáp mạng ngày càng trở nên vô cùng quen thuộc trong đời sống. Ngoài việc dùng để kết nối các thiết bị mạng, máy tính cá nhân hoặc laptop thì dây cáp mạng còn dùng để lắp đặt thiết bị điều khiển, giám sát, camera… Để đảm bảo sự ổn định thông suốt trong quá trình làm việc thì ngoài chất lượng đường dây dẫn thì khâu bấm đầu dây cũng là việc đặc biệt chú ý.
Trong quá trình sử dụng mạng máy tính Internet thì đôi khi bạn cũng gặp vài lần gặp sự cố liên quan như đầu cáp bị gẫy hỏng, đứt cáp, loại bỏ đoạn cáp thừa, cần đi đường dây cáp mới hoặc thay thế đường cáp cũ, phát sinh thêm thiết bị mới… Thay vì phải đợi chờ các kỹ thuật viên đến khắc phục bạn có thể tự bấm dây mạng để xử lý nhanh. Kỹ thuật bấm dây mạng này thực sự cũng không quá khó nếu như bạn có đủ thiết bị.
Hướng dẫn bấm dây mạng theo chuẩn
I. Chuẩn bị
Các thiết bị mà bạn cần chuẩn bị trước khi bấm dây mạng như:
Kìm bấm mạng
hạt mạng RJ45
Dây mạng
– Thiết bị bị kiểm tra (hộp test dây mạng hoặc laptop, PC…)
Nếu bạn chưa có sẵn dây mạng, phụ kiện lắp đặt hãy liên hệ ngay esmarthome để có giá tốt nhất nhé!
Hướng dẫn bấm dây mạng theo chuẩn
II. Các chuẩn bấm dây mạng
Theo quy định chung hiện nay dây cáp mạng Lan cấu tạo gồm 8 dây dẫn với 8 màu khác nhau bao gồm nâu – trắng nâu, cam – trắng cam, xanh lá – trắng xanh lá, xanh dương – trắng xanh dương, được vặn xoắn với nhau tạo thành 4 cặp.
Với số lượng dây dẫn như trên sẽ có nhiều cách tổ hợp khác nhau để kết nối vì thế hiện nay người ta thường sử dụng tiêu chuẩn kĩ thuật ANSI / TIA-568 đó là bấm dây mạng chuẩn A (T568A) và bấm dây mạng chuẩn B (T568B).
– Chuẩn A: Trắng xanh lá – Xanh lá – Trắng cam – Xanh dương – Trắng xanh dương – Cam – Trắng nâu – Nâu.
– Chuẩn B: Trắng cam – Cam – Trắng xanh lá – Xanh dương – Trắng xanh dương – Xanh lá – Trắng nâu – Nâu
Tùy theo sở thích, yêu cầu dự án bạn có thể lựa chọn bấm đầu mạng theo chuẩn A hoặc chuẩn B hay kết hợp cả 2 phương án trên.
Nếu tinh ý bạn có thể nhận thấy điểm khác biệt giữa chuẩn A và chuẩn B là cặp dây màu cam và cặp dây màu xanh lá đổi vị trí cho nhau.
Với đa số chuẩn B dễ nhớ hơn nên thường được sử dụng nhiều hơn
Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn bấm mạng không theo tiêu chuẩn nào?
Thực tế nếu bạn bấm không theo tiêu chuẩn nào vẫn có thể kết nối được mạng nhưng điều này là không nên bởi:
– 2 chuẩn T568A và T568A đã trải qua thời gian dài đánh giá và thông nhất giữ các tổ chức, sản sản xuất, nhà nghiên cứu và người tiêu dùng… nhằm mang lại hiệu suất tốt nhất
– Khó khăn trong việc quản lý sửa chữa đặc biệt với những hệ thống có quy định riêng
– Kết nối sẽ không được ổn định, có khả năng bị nhiễu xuyên âm cao
III. Các phương pháp bấm dây mạng
Dựa trên 2 chuẩn trên ta có kiểu bấm cáp thằng (Straight through) và kiểu bấm cáp chéo (Crossover).
– Bấm cáp thắng: Nếu như bạn bấm cả 2 đầu cùng 1 chuẩn, ví dụ như A – A hoặc B – B thì đó gọi là bấm thẳng.
Kiểu bấm cáp thẳng sẽ cho hiệu suất tốt nhất khi kết nối giữa các thiết bị khác loại: kết nối từ máy tính đến Hub/Switch, nối Switch đến router, nối Switch đến PC hoặc Server, nối hub đến PC hoặc server…
– Bấm cáp chéo: Nếu như bạn bấm 1 đầu là chuẩn A, còn đầu còn lại là chuẩn B thì đó gọi là bấm chéo.
Kiểu bấm cáp chéo sẽ cho hiệu suất tốt nhất khi kết nối giữa các thiết bị cùng loại như PC sang PC, nối Switch đến Switch, nối Switch đến hub, nối Hub đến Hub, nối Router đến Rounter…
IV. Hướng dẫn bấm dây mạng 8 sợi
Như trên đã nói chúng ta sẽ sử dụng chuẩn B nhiều hơn, nên mình sẽ hướng dẫn các bạn bấm dây mạng theo chuẩn B trước nhé.
1. Bấm dây mạng theo chuẩn B (T568B)
Bước 1: Lột vỏ dây mạng
Đầu tiên các bạn sử dụng kìm bấm mạng để cắt lớp vỏ bọc bên ngoài đi (khoảng 2-3 cm)
Khi cắt nên cắt nhẹ nhàng tránh làm đứt phần lõi bên trong
Bước 2: Sắp xếp dây mạng
Các bạn sẽ thấy 4 cặp dây được soắn vào nhau, gỡ và duỗi các đầu xoắn và xếp theo thứ tự: Trắng cam – Cam – Trắng xanh lá – Xanh lá – Trắng xanh dương – Xanh dương – Trắng nâu – Nâu
Để bấm theo chuẩn B thì các bạn chỉ cần đổi vị trí dây thứ 4 (xanh lá) cho dây thứ 6 (xanh dương) là được.
(Kết quả cuối cùng: Trắng cam – Cam – Trắng xanh lá – Xanh dương – Trắng xanh dương – Xanh lá – Trắng nâu – Nâu)
Đầu dây mạng khi muốn bấm theo chuẩn B (T568B
Bước 3: Cắt bằng đầu dây
Sau khi xếp chuẩn vị trí dây các bạn kéo các sợi dây sát lại với nhau và vuốt thật thẳng ra. Dùng ngón cái và ngón trở cố định giữ cho các sợi dây nằm đúng thứ tự sau đó sử dụng kéo của kìm mạng (gần chỗ tay cầm) và bấm các đầu dây sao cho thật bằng để chúng ta nhét nó vào hạt mạng. Mục đích của việc này là để tất cả các dây con đều chạm tới đáy của hạt mạng RJ45 (các là đồng ở đầu hạt mạng RJ45).
Lưu ý khi cắt chỉ chừa lại 1 đoạn vừa đủ với đầu RJ45 (tầm 1,5cm).
Bước 4: Bấm dây
Cầm hạt mạng RJ-45 với chấu nhựa hướng xuống và đưa các chân tiếp xúc nhỏ bằng kim loại lên. Nhét cáp vào sao cho mỗi đầu dây đều đi vào rãnh nhỏ trong hạt mạng.
Chú ý xem đầu lõi dây đã tiếp xúc với chân đồng của hạt mạng hay chưa, lẫy hạt mạng đã ghim vào phần vỏ của dây mạng hay chưa.
Sau khi đã kiểm tra xong, dùng kìm bấm mạng bấm dứt khoát và cố định đầu dây mạng.
Bước 5: Kiểm tra
Rút đầu cáp ra khỏi kìm bấm dây mạng rồi kiểm tra xem tất cả chân tiếp xúc đã được bấm xuống chưa. Lấy hạt mạng ra khỏi kìm bấm cos và quan sát xem các chân tiếp xúc có được ép xuống đồng đều hay không. Kéo nhẹ hạt mạng để kiểm tra mức độ chắc chắn của kết nối.
Có thể dùng hộp test hoặc máy tính để kiểm tra xem đã bấm dây mạng thành công hay chưa.
2. Bấm dây mạng theo chuẩn A (T568A)
Các bước bấm dây mạng theo chuẩn A tiến hành tương tự như theo cách bấm dây mạng theo chuẩn B bên trên chỉ khác ở phẩn sắp xếp dây mạng cụ thể như sau:
Gỡ các đầu xoắn và xếp theo thứ tự: trắng xanh lá – xanh lá – trắng cam – cam – trắng xanh dương – xanh dương – trắng nâu – nâu sau đó để bám dây mạng theo chuẩn A bạn cần đổi vị trí dây thứ 4 (cam) cho dây số 6 (xanh dương) là được.
Kết quả cuối cùng: Trắng xanh lá – Xanh lá – Trắng cam – Xanh dương – Trắng xanh dương – Cam – Trắng nâu – Nâu.
Sau khi hoàn thành bấm 2 đầu dây mạng bạn dùng hộp test dây mạng hoặc Laptop, PC để kiểm tra kết quả.
V. Cách kiểm tra bấm dây mạng thành công
1. Kiểm tra bằng hộp test mạng
Đưa dây cáp cần test vào hộp test mạng và bật nút khởi động hộp test mạng.
Sau đó, đèn của hộp test mạng sẽ sáng lên từ 1 đến G. Tùy theo từng loại bấm dây theo cáp thẳng hay cáp chéo để có thể kiểm tra. Nếu là cáp thẳng thì tất cả đèn sẽ sáng lên cùng màu hiển thị ở bộ cáp. Nếu là cáp chéo thì đèn sẽ nhấp nháy theo từng cặp. Nếu đèn trên 2 nửa hộp test sáng đúng theo thứ tự bấm dây mạng chuẩn A hoặc B( với cáp thẳng) hoặc dây mạng bấm chéo( 1 đầu chuẩn A và 1 đầu chuẩn B) thì cáp mạng hoạt động tốt và ngược lại.
2. Kiểm tra bằng Laptop, PC
Cắm thử 1 đầu dây cáp vào máy tính (đã cài đầy đủ driver mạng), 1 đầu vào switch hoặc modem rồi kiểm tra xem máy tính đã có mạng chưa.
Nếu kiểm tra ở cả hai cách nói trên, mà dây mạng không kết nối được thì có thể sai thứ tự của các dây hoặc trường hợp khác đó là các lõi đồng của dây mạng không khớp với những lỗ khẩy trong hạt mạng. Trường hợp khác có thể cáp mạng bị đứt ngầm…
Trên đây là toàn bộ các thao tác để tiến hành bấm dây mạng, cũng không quá khó phải không.
Qua bài viết này thì bạn có áp dụng để thực hiện bấm dây mạng mà không cần phải đến các trung tâm bảo dưỡng máy tính để bấm dây mạng từ đó giảm thiểu được thời gian và chi phí, nhờ đó bạn có thể tự mình thao tác thi công lắp đật mạng LAN được rồi.